Quy tắc làm việc vệ sinh an toàn của Công ty HHCP xưởng đúc Hưng Nam
2016-01-28 00:35
Quy tắc làm việc vệ sinh an toàn lao động:
Gửi các bạn nhân viên:
Nội dung chính của quy tắc làm việc này là nhằm mục đích đảm bảo sự an toàn khi làm việc và sự an toàn về sức khỏe cho nhân viên, tăng cường huấn luyện đào tạo về an toàn vệ sinh nghề nghiệp, thực hiện có hiệu quả vệ sinh an toàn nghề nghiệp, giảm xuống tỷ lệ phát sinh và mức độ nghiêm trọng của các các tai nạn nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp.
Về mặt nội dung của quy tắc làm việc này, mỗi cương vị làm việc đều có quy định chi tiết, yêu cầu toàn bộ nhân viên đều có nghĩa vụ phải ghi nhớ, chỉ có như vậy thì mới mang đến được lợi ích thực sự cho nhân viên và cho cả công ty.
Cuộc sống lý tưởng và hạnh phúc cần được xây dựng trên “Cơ sở phòng tránh nguy hiểm ngay từ đầu ”, chính vì vậy việc vệ sinh an toàn trong công xưởng tại bất kỳ đâu, ở bất kỳ thời điểm nào cũng có mối quan hệ mật thiết đối với tất cả chúng ta, hy vọng toàn bộ nhân viên luôn luôn phải cảnh giác, động viên nhau, cùng nhau xây dựng 1 môi trường làm việc an toàn thoải mái, đạt được lý tưởng không có tai nạn lao động, làm cho mọi người đều có thể sinh sống hạnh phúc, vui vẻ, xin cảm ơn mọi người.
Công ty HHCP xưởng đúc Hưng Nam
Tổng Sự Trưởng TRẦN THỤY TRUNG ̣
Tháng 9 năm 2014 Nguyên Đán
Công ước về an toàn vệ sinh người lao động:
1.An toàn là số 1, vệ sinh là số 1.
2.Tuân thủ Pháp lệnh vệ sinh an toàn.
3.Đầy đủ thiết bị vệ sinh an toàn.
4.Kiện toàn tổ chức vệ sinh an toàn.
5.Tăng cường giáo dục vệ sinh an toàn.
6.Nuôi dưỡng thói quen vệ sinh an toàn.
7.Tạo dựng nên danh dự về vệ sinh an toàn.
8.Tiến hành tự động kiểm tra thiết bị.
9.Cùng nhau đảm bảo vệ sinh an toàn.
Quy tắc làm việc vệ sinh an toàn của Công ty HHCP xưởng đúc Hưng Nam
2014.09版
Chương 1: Quy tắc chung
Điều 1: Căn cứ quy định của điều khoản 41,42,43 bản Quy định chi tiết việc thực thi luật Vệ sinh an toàn nghề nghiệp và điều 34 luật Vệ sinh an toàn nghề nghiệp, đề nghị toàn thể lao động thực hiện đầy đủ.
Điều 2: Định nghĩa cách dùng từ trong văn bản
1.Chủ lao động: chỉ chủ doanh nghiệp hoặc người phụ trách công việc kinh doanh của doanh nghiệp
2.Công nhân viên: chỉ người làm việc thuê cho công ty và được công ty trả lương
3.Bộ phận an toàn lao động: chỉ bộ phận thực thi việc quản lý vệ sinh an toàn lao động (VSATLĐ) được thành lập căn cứ theo quy định trong điều 23 Luật an toàn vệ sinh nghề nghiệp.
Chương 2: Chức trách của các cấp Quản lý VSATLĐ
Điều 3: Trách nhiệm của chủ sử dụng lao động theo bộ luật ANVSLĐ được quy định như sau:
1.Phụ trách tổng thể các nội dung ra kế hoạch, quản lý, chủ động kiểm tra các hạng mục về ATVSLĐ.
2.Căn cứ quy định luật ATVSLĐ thành lập ban quan lý an toàn vệ sinh
3.Hạch định phí ATVSLĐ
4.Các cấp chủ quản phải có trách nhiệm hiểu rõ và chấp hành đầy đủ quy định ATVSLĐ
5.Các cấp lãnh đạo có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát sự thực thi kỉ luật và quy định an toàn vệ sinh lao động
6.Tổ chức các cuộc họp và các hoạt động về an toàn vệ sinh lao động Ủy viên ATVSLĐ phải có trách nhiệm tổ chức các cuộc họp và các hoạt động liên quan đến an toàn vệ sinh
7.Hạch sát thái độ và tính chấp hành công tác quản lý VSATLĐ của chủ quản các cấp
8.Khi xảy ra sự cố tai nạn nghiêm trọng phải biết ứng biến khẩn cấp, tập hợp mọi người, thông báo cho bộ phận xử lý sự cố và trong vòng 8 tiếng từ khi xảy ra sự cố phải thông báo cho cơ quan chức năng và bộ phận liên quan.
9.Trang bị máy móc thiết bị và môi trường làm việc đạt tiêu chuẩn ATVSLĐ.
10.Căn cứ theo quy định trong bộ luật ATVSLĐ để tiến hành hoạt động bồi dưỡng huấn luyện ATVSLĐ cần thiết
11.Khi bất ngờ xảy ra sự cố nguy hiểm phải lập tức ngừng sản xuất đồng thời đưa CNV đến nơi tập kết an toàn.
12.Là người đứng ra chịu trách nhiệm cuối cùng về ATVS.
13.Khuyến khích toàn thể CNV tham gia các hoạt động ATVSLĐ
Điều 4: Bộ phận ATVSLĐ phải chấp hành các hạng mục công việc về ATVS như sau:
1.Đề xuất, hoạch định, giám sát, hướng dẫn và khuyến khích thực hiện các nội dung quản lý ATVS, chỉ đạo các bộ phận liên quan cùng thực hiện.
2.Xây dựng nội dung kế hoạch quản lý ATVS đồng thời chỉ đạo các bộ phận có liên quan cùng thực hiện.
3.Hoạch định, giám sát, hướng dẫn các đơn vị phòng ban xử lý việc hạch định và quản lý ATVS.
4.Quản lý hiệu quả và tư vấn ATVSLĐ.
5.Cung cấp tài liệu và ý kiến về quản lý ATVSLĐ
6.Giám sát và duy trì việc thực thi hệ thống quản lý VSATLĐ
7.Giám sát, lên kế hoạch về lập mới ( sửa đổi) trình tự chuẩn và việc thực thi Công tác an toàn.
8.Triệu họp Ủy ban ATVSLĐ đồng thời theo dõi quản lý các hạng mục đã thông qua.
9.Các nội dung quản lý liên quan khác về ATVSLĐ.
Điều 5: Các cấp chủ quản (xưởng trưởng, giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng) phải có chức trách như sau:
1.Nắm được các nội dung về kế hoạch quản lý ATVSLĐ, công tác cổ động thực hiện và xây dựng phương thức liên hệ.
2.Giám sát đôn đốc cấp dưới :kiểm tra an toàn vận hành máy móc, bảo dưỡng và cách sử dụng dụng cụ phòng hộ lao động, giữ môi trường làm việc sạch đẹp
3.Kiểm tra định kỳ, kiểm tra trọng điểm, kiểm điểm việc thực hiện biện pháp an toàn máy móc thiết bị. có thể sẽ kiểm tra đột xuất thêm
4.Thường xuyên thị sát an toàn, đưa ra biện pháp kỷ luật đối với nhân viên vi phạm an toàn, quy tắc làm việc đồng thời có biện pháp để nhân viên này sửa đổi
5.Thường xuyên đi quản lý, thị sát việc thực thi biện pháp bảo hộ an toàn xem có đúng quy định hay không, nhằm đưa ra biện pháp cải thiện tốt hơn, tránh xảy ra tai nạn nghề nghiệp
6.Giám sát hướng dẫn nhân viên thao tác an toàn đồng thời đưa ra biện pháp cải thiện
7.Hướng dẫn nhân viên thao tác thao tác đúng trình tự như bản “trình tự tiêu chuẩn thao tác an toàn” đồng thời đưa ra biện pháp cải thiện nếu cần
8.Thực thi các nội dung nghị quyết của ủy ban an toàn vệ sinh lao động
9.Đưa ra biện pháp quản lý và cải thiện có hiệu quả các thiết bị an toàn vệ sinh lao động
10.Nhân viên giám sát nhà thầu có nhiệm vụ giám sát, hướng dẫn nhà thầu có biện pháp thi công an toàn vệ sinh lao động
11.Nếu có phát sinh sự cố, phải áp dụng biện pháp ứng biến khẩn cấp cần thiết, biện pháp cứu hộ, cấp cứu đưa người bị thương đến bệnh viện nếu cần thiết. Với tai nạn nghiêm trọng ( sự cố chết người, bị thương từ 3 người trở lên, 1 người bị thương trở lên cần đi viện chữa trị, rò rỉ hóa chất Clo, amoniac, phosgene, hydrogen fluoride, hydrogen sulfide, sulfur dioxide… làm 1 người bị thương trở lên phải đi viện cấp cứu) thì cần dựa theo quy định, trong vòng 1 tiếng đồng hồ phải thông báo cho bộ phận có liên quan: chủ quản ATVSLĐ và chủ quản quản lý, Ủy bạn quốc doanh bộ kinh tế, cơ quan bảo vệ môi trường, cơ quan phòng cháy chữa cháy, cơ quan y tế… đồng thời trong vòng 8 tiếng thông báo cho cơ quan thanh tra lao động.
12.Phụ trách trợ giúp xử lý điều tra và phân tích sự cố, đưa ra biện pháp cải thiện an toàn, phòng tránh tái phát sinh sự cố tương tự.
13.Tiếp nhận ý kiến đóng góp về ATVSLĐ của nhân viên
Điều 6: Trách nhiệm nghĩa vụ của toàn thể nhân viên (gồm nhân viên chính thức, nhân viên thử việc, nhân viên thời vụ):
1.Tuân thủ các quy định quản lý ATVSLĐ, quy định làm việc, quy định về trình tự thao tác, kế hoạch, phương pháp).
2.Thao tác máy móc, thiết bị dụng cụ đúng quy định, tự giác kiểm tra và có ghi chép lại.
3.Phát hiện tình trạng máy móc, thiết bị, dụng cụ hay trình tự thao tác không an toàn phải lập tức thông báo cấp trên hoặc đưa ra biện pháp cải thiện.
4.Sử dụng dụng cụ phòng hộ đúng quy định.
5.Tham gia các hoạt động ATVSLĐ ( huấn luyện bồi dưỡng, kiểm tra sức khower, tuyên truyền).
6.Kiểm tra sức khỏe, rèn luyện nhân cách.
7.Tuân thủ nguyên tắc làm viêc an toàn.
8.Tham gia huấn luyện giáo dục ATVSLĐ.
9.Có thái độ nhắc nhở đối vơi nhân viên vi phạm quy tắc làm việc an toàn vệ sinh lao động và quy định liên quan.
Điều 7: Chức trách của Ủy viên an toàn vệ sinh lao động:
1.Có kiến nghị về chính sách an toàn vệ sinh lao động với chủ sử dụng.
2.Thực thi theo kế hoạch quản lý ATVSLĐ.
3.Thẩm duyệt kế hoạch thực hiện giáo dục bồi dưỡng ATVSLĐ, thẩm duyệt đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp và giáo trình huấn luyện ATVSLĐ. Đồng thời dựa vào kết quả đánh giá này để đối chiếu cải thiện.
4.Thẩm duyệt chính sách áp dụng kết quả kiểm đo môi trường.
5.Thẩm duyệt nội dung quản lý sức khỏe.
6.Thẩm duyệt đề án ATVSLĐ.
7.Thẩm duyệt nội dung tự giác kiểm tra và hạng mục ATVSLĐ của đơn vị.
8.Thẩm duyệt biện pháp dự phòng nguy hại máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu.
9.Thẩm duyệt báo cáo điều tra sự cố tai nạn nghề nghiệp.
10.Khảo hạch thành tích quản lý ATVSLĐ hiện trường.
11.Thẩm duyệt nội dung an toàn vệ sinh lao động nhà thầu.
12.Nội dung quản lý ATVSLĐ liên quan khác.
Điều 8: Các cấp nhân viên vì lý do cá nhân xin nghỉ phép hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ cần phải có người đảm nhiệm thay thế thực hiện nhiệm vụ, người thay thế trong thời gian đảm nhiệm nhiệm vụ phải có trách nhiệm nghĩa vụ thực hiện đầy đủ về ATVSLĐ.
Chương 3:kiểm tra và bảo vệ máy móc, thiết bị,dụng cụ
Điều 9: dựa vào luật an toàn vệ sinh và phương pháp quản lí an toàn vệ sinh,đồng thời thảo luận thiết bị,máy móc,yêu cầu công việc, để ngăn chặn sự xuất hiện của tai nạn lao động, bảo vệ an toàn và sức khỏe của tất cả nhân viên, hiệu quả của việc thực hiện kiểm tra tự động.
Điều 10: nơi làm việc trước khi sử dụng các thiết bị,máy móc,dụng cụ ,v v nên kiểm tra kĩ,đồng thời dựa vào pháp luật yêu cầu tỉ lệ thực hiện các kiểm tra tương quan.
Điều 11: Loại bỏ các bộ phận quay của máy móc thiết bị, dầu, kiểm tra, sửa chữa hoặc điều chỉnh hoạt động, nên bắt đầu trước khi các thiết bị ,máy móc dừng hoạt động.
Điều 12: Tự động kiểm tra nên thực hiện theo đơn "tự động kiểm tra an toàn lao động và bảo hiểm sức khỏe," thực hiện kiểm tra tự động, nhân viên kiểm tra các mục theo lựa chọn,chọn phương pháp kiểm tra thích hợp để tiến hành kiểm tra.
Điều 13: thực hiện “kiểm tra định kỳ”và “kiểm tra trọng điểm”,nên ghi lại theo các hạng mục dưới đây,đông thời lưu lại 3 năm.
1.Kiểm tra ngày tháng năm.
2.Phương pháp kiểm tra.
3.Kiểm tra bộ phận.
4.Kiểm tra kết quả.
5.Kiểm tra họ tên.
6.Dựa vào kết quả kiểm trả tìm ra phương pháp nội dung cải thiện.
Điều 14: Gia công phần mềm cần được kiểm tra thường xuyên hoặc khi kiểm tra tổng thể, kiểm điểm bao gồm biện pháp quản lí tất cả hạng mục an toàn vệ sinh, sau khi kiểm tra thông qua chủ đơn vị kiểm tra hay người đại diện là có hiệu lực ghi laị kiểm tra tự động.
Điều 15: công ty đảm nhận thuê,mượn thiết bị ,máy móc tương quan,những thiết bị ,máy móc tương quan này cần có người thuê,mượn thực hiện kiểm tra tự động.
Điều 16: công ty sẽ cho nhà thầu mượn thiết bị,máy móc ,dụng cụ,các thiết bị,máy móc ,dụng cụ này có nhà thầu thực hiện kiểm tra tự động.
Điều 17: về công việc tự động kiểm tra an toàn vệ sinh,theo nguyên tắc sẽ do người điều hành làm;đồng thời chủ quản bộ môn hoặc phụ trách nơi làm theo dõi.
Chương 4: Tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn làm việc
Điều 18: Các điều khoản an toàn cơ bản
1.khi thiết bị,máy móc và công cụ hoạt động,người điều hành không được tự ý rời khỏi nơi làm việc.
2.khi điều hành thiết bị,máy móc và công cụ gặp phải bất thường,phải lập tức dừng đồng thời tại nơi tắt mở treo biển cảnh thị,mới có thể tiến hành kiểm tra,sửa chữa,nhằm tránh tạo ra việc ngoài ý muốn.
3.luôn luôn duy trì thiết bị,máy móc và công cụ sạch sẽ.
4.không tự ý tháo gỡ hay làm mất chức năng của thiết bị phòng tránh an toàn vệ sinh,nếu phát hiện nên báo cáo nhân viên chủ quản.
5.nơi làm việc nên duy trì sạch sẽ,nếu có dầu trên sàn nên lập tức dọn sạch.
6.Dụng cụ cầm tay nên duy trì trạng thái an toàn,trước khi sử dụng kiểm tra xem co bị hỏng không,có hiện tượng này phải ngừng sử dụng,nhằm đảm bảo an toàn,sau khi sử dụng nên đặt đúng chỗ cũ.
7.dụng cụ cầm tay điện nếu tốt mới sử dụng.
8.trên các thiết bị không được để bất cứ đồ gì.
9.nhân viên nên thành thạo thực hiện công việc ,hiểu rõ hạng mục vệ sinh an toàn,tránh xảy ra nguy hiểm.
10.đồ dùng trong công việc,không tùy ý để ở đường đi và cửa ra vào.
11.phế liệu,sản phẩm,rác thải hoặc các đồ tạp khác trong công việc nên phân loại để vào chỗ chỉ định.
12.chưa được sự cho phép,các nơi làm việc hay nhà kho không được để đồ dẫn lửa, dễ cháy.
13.khi đi vào nơi làm việc,nên hiểu rõ môi trường làm việc,nhân viên chủ quản nên nhắc nhở ,nhớ rõ những hạng mục.
14.khi làm việc,nên đeo dụng cụ an toàn phù hợp của công ty đưa,đồng thời chọn phương pháp an toàn tốt nhất.
15.trong nơi làm việc,tất cả đồ có dầu sau khi dùng nên đóng chặt,tránh đồ dễ cháy.
16.cửa và đường đi nơi làm việc cần giữ vệ sinh tốt.
17.nơi có khả năng gây cháy không được hút thuốc.
18.tất cả nguyên liệu hóa chất gây hại không tùy ý đặt,nên để nơi an toàn,không có sự đồng ý của cấp trên,không được di chuyển.
điều 19: Quy tắc vệ sinh cơ bản
1.ăn mặc gọn gàng,đi giày an toàn,không đi dép lê,dép gỗ hay những dép hở chân,
2.không mặc trang phục dầu mỡ hay không sạch sẽ.
3.khi thay dầu khí nên duy trì vận hành ,không được tắt.
4.lúc đặt đồ,không cản trở lưu thông không khí.
5.cửa sổ và vật chiếu sáng phải duy trì sạch sẽ,không bị chắn.
6.không xếp chất đầy ở cửa sổ,tránh chặn ánh sáng.
7.thiết bị chiếu sáng nơi làm việc,không được làm hỏng,phát hiện hỏng hóc phải báo ngay.
8.nơi làm việc nên duy trì sạch sẽ,vệ sinh định kỳ.
9.Nhân viên không được vẩy tàn thuốc ở khắp mọi nơi, nhổ nước trầu, bã trầu, nhai kẹo cao su hoặc các hành vi đi tiểu bừa bãi.
10.phế liệu,rác thải nên đặt vào thùng rác,đồng thời duy trì nắp thùng sạch sẽ.
11.nhà vệ sinh đảm bảo thông thoáng,sạch sẽ.
12.nơi uống nước và bình chứa nước phải sạch sẽ, bình chứa có nắp đậy.
13.theo luật vệ sinh kiểm tra sức khỏe,đây là nghĩa vụ của công nhân.
14.người mắc bệnh truyền nhiễm,không được vào công trường.
Điều 20: An toàn vệ sinh cá nhân
1.tuân thủ quy định và nguyên tắc an toàn vệ sinh.
2.đề ra tình trạng thiếu an toàn và biện pháp cải thiện.
3.đề ra an toàn sức khỏe,để cấp trên tiếp nhận cải thiện.
4.báo cáo những sự cố có hại.
5.tuân thủ các quy tắc an toàn.
6.tham gia giáo dục vệ sinh an toàn.
7.giúp những nhân viên mới hiểu rõ phương pháp an toàn lao động.
8.đồng ý với kế hoạch an toàn của người chủ,thực hiện công việc an toàn vệ sinh.
9.duy trì nơi làm việc sạch sẽ.
10.mặc những đồ và dụng cụ bảo vệ,chọn phương pháp công việc an toàn nhất.
Điều 21: những điều cần biết khi dùng mũ bảo hiểm.
1.khi vào làm việc mọi nhân viên đều phải đội mũ bảo hiểm và đóng dây mũ vào.
2.mũ bảo hiểm không sử dụng quá 5 năm.
3.trên mũ không được sửa hay chọc thủng.
4.không tự ý phun sơn trên đỉnh mũ,vì sơn sẽ tác dụng hóa học với chất liệu của mũ dẫn đến làm hỏng đỉnh mũ.
5.nghiêm cấm hành vi sử dụng mũ bảo hiểm không đúng cách(ví dụ:ngồi lên đỉnh mũ,kéo dây mạnh,v v )
6.ngăn cấm đội mũ ngược.
7.đai mũ nên cài đúng chỗ theo quy định.
8.vỏ và đai mũ phải duy trì khoảng cách,không nhét bất cứ đồ gì,để đầu mũ trực tiếp tiếp xúc đai mũ.
9.ngoài để đầu mũ trực tiếp tiếp xúc lỏng với đai mũ ,không thêm đồ gì để khâu cố định.
10.lúc nghỉ không để mũ buộc vào eo,tránh sầy xước vỏ mũ.
11.khi đội mũ,trong và ngoài mũ nghiêm cấm đựng đồ kim loại(như cúc kim loại,v v),để mũ không mất tính cách điện và chức năng bảo hộ.
Điều 22: Thiết bị phòng chữa cháy:
1.Thiết bị phòng chữa cháy nên kiểm tra định kỳ,thay dầu,bảo dưỡng định kì.
2.mỗi nhân viên đều phải hiểu rõ sử dụng thiết bị phòng cháy,để khi phát sinh cháy lửa cứu chữa kịp thời.
3.nhà kho cần tuân thủ quy tắc,ngăn cấm dùng lửa, người không nhiệm vụ cấm vào.
4.chỉ hút thuốc ở nơi chỉ định,tàn thuốc để vào gạt tàn.
5.thiết bị điện nên kiểm tra định kỳ,bảo dưỡng cẩn thận,tránh xảy ra cháy lửa hay sự cố.
6.đồ dễ cháy,như giấy,rẻ dính dầu,v v nên vứt vào thùng rác.
7.đồ dễ cháy,đồ nguy hiểm nên đặt cách xa.
8.dung cụ và thiết bị phòng cháy,ngăn cấm để chất đồ,đồng thời thường xuyên bảo dưỡng.
9.tại vùng ngăn cấm lửa,tất cả công nhân viên đều phải tuân thủ.
10.duy trì các cửa thông thoáng,không được đặt đồ.
11.hỏa hoạn có thể chia làm 4 loại:
Loại A:thường là hỏa hoạn do gỗ,giấy, dệt may, cao su, nhựa.
Đồ chữa cháy phù hợp:nước,xốp,bột khô loại ABC.
Loại B: thường là hỏa hoạn do dung môi, dầu nhiên liệu,rượu, chất béo và các loại dầu và khí ga dễ cháy chẳng hạn như khí dầu mỏ hóa lỏng, khí axetylen.
Đồ chữa cháy phù hợp:xốp,khí CO2, alkyl halogen,bột khô loại ABC,BC,v v.
Loại C:thường là hỏa hoạn do thiết bị chập điện,phải cắt nguồn điện,xem cách xử lí A,B.
Đồ chữa cháy phù hợp:bột khô loại C.
Hỏa hoạn thường do:kim loại như kali, natri, titan, magiê, côban,phải dùng bột khô hóa học loại đặc biệt.
Đồ chữa cháy phù hợp: bột khô loại D.
12.cách sử dụng thiết bị chữa cháy:
(1)kéo mở thẻ bảo vệ, van an toàn hoặc dây an toàn.
(2)Kéo đầu cao su hướng về phía ngọn lửa.
(3)ấn tay cầm xuống.
Điều 23: thiệt bị điện
1.khi dây bảo hiểm bị đứt,không dùng dây thay thế không đạt tiêu chuẩn.
2.trong khi sửa chữa thiết bị mất điện,cần phải treo biển biểu thị,ngoài người phụ trách,không ai được bỏ biển báo thị xuống,tránh xảy ra sự cố.
3.dây điện không được tiếp quá nhiều thiết bị,tránh bị quá tải mà xảy ra cháy chập.
4.sẵn sàng kiểm tra thiết bị điện,nếu có sự cố mạnh về điện và hỏa hoạn,nên tắt nguồn điện,đồng thời liên lạc công ty điện lực gần đấy.
5.Giữa các dây dẫn, dây chuyền, phụ kiện và dây điện và các thiết bị khác biệt đầu gián tiếp, nên thực sự vững chắc.
6.trước khi tháo gỡ hay lắp đặt dây bảo hiểm,nên tắt nguồn điện trước.
7.nắm bắt phương pháp và trình tự phòng phát điện,phòng biến áp,khoản 4-7 điều 23 quy định,ngoài người phụ trách ra,người khác không có nhiệm vụ.
8.gần phòng phát điện,phòng biến áp hoặc phòng điện,không đặt những đồ không liên quan đến điện như giường,đệm,tủ quần áo,v v .
9.đồ không liên quan đến điện,không đặt hoặc treo ở dây điện hay các thiết bị điện.
10.không sử dụng những thiết bị chưa rõ nguồn gốc.
11.lắp đặt và bảo dưỡng thiết bị(bao gồm sửa chữa,thay hệ thống bảo hiểm,v v),người chưa có giấy phép hay kinh nghiệm không được đảm nhiệm.
12.vì điều chỉnh thiết bị ,sau khi tắt nguồn điện cần treo biển,và khóa thêm khóa.
13.phòng phát điện,phòng biến áp hoặc phòng điện,người không nhiệm vụ miễn vào.
14.Không dùng vật dài để tiếp xúc đối tượng (ví dụ như một cái thang tre, ống kim loại, vv) thông qua các thiết bị áp lực cao.
15.tắt công tắc phải khóa đầy đủ.
16.khi kéo ổ cắm nên kéo phích cắm,ngăn cấm kéo dây.
17.Công tắc cắt, phải nhanh chóng cắt chính xác.
18.không dùng tay ướt hay dụng cụ ướt tắt mở.
19.không trong phạm vi nghề nghiệp,không tự ý làm các thiết bị điện.
20.khi gặp thiết bị điện bốc cháy,cần dùng thiết bị chữa cháy.
21.lúc bị mất điện nên tắt công tắc điện.
22.chỉ cần mất điện đều nên gạt cầu dao.
23.nếu phát hiện dây điện,đường điện bị nứt nên thay mới,tránh xảy ra sự cố.
24.khi tắt nguồn điện,nếu có hiện tượng đốm lửa nên điều tra nguyên nhân rồi mới làm việc.
25.khi thiết bị đang hoạt động,nếu phát hiện hiện tượng bất thường nên báo cáo chủ guản,nếu quá gấp nên tắt nguồn điện,không nên sợ hãi bỏ chạy,tránh lửa lan rộng.
26.tất cả vỏ dây điện tiếp đất,không được tháo gỡ.
27.tuân thủ nghiêm các quy định an toàn bảo hộ thiết bị điện,đường điện.
Điều 24: nguyên tắc làm việc vệ sinh an toàn điện.
1.nơi để thiết bị điện nên ghi rõ bảng người không nhiệm vụ miễn vào.
2.khi sử dụng phải lắp đặt các thiết bị bảo hộ.
3.nên giảm bớt hoạt động điện,nếu không nên duy trì khoảng cách an toàn.
4.vì yêu cầu công việc ,trước khi tắt nguồn điện cần thông báo trước co đơn vị.
5.trước khi bảo dưỡng,phải kiểm tra không hở điện,và.
6.trước khi bảo dưỡng điện cao áp nên tắt nguồn điện,và treo biển báo không truyền điện,lúc cần có thể thêm khóa,chìa khóa do người phụ trách bảo guản.
7.Sau khi ngắt điện đường dây của bình hơi, bình áp suất chạy bằng điện, nếu có điện tích dư thừa thì phải đợi hết hẳn điện tích mới được động vào
8.kết thúc bảo dưỡng,trước khi khôi phục truyền điện,nên xác minh người nhân viên đã rời khỏi mới bắt đầu truyền điện.
9.trong lúc truyền điện sửa chữa,nên dùng dụng cụ hoặc thiết bị bảo hộ,và phải có hai người cùng làm.
10.trong quá trình thiết bị vận chuyển,nếu phát hiện bất thường nên báo ngay với nhân viên chủ quản,nhưng nếu gấp thì phải tắt nguồn điện trước,tránh hỏa hoạn lan rộng.
11.không dùng tay ướt tiếp xúc thiết bị điện,nếu thiết bị hay đường điện bốc cháy cần dùng thiết bị chữa cháy.
12.nhân viên kỹ thuật điện,nên kiểm tra thiết bị điện định kỳ.
Điều 25: tuân thủ công việc vệ sinh an toàn máy nén khí.
1.trước khi khởi động nên kiểm tra các bộ phận,ví dụ:bảng áp lực,van an toàn,van chỉnh áp lực co hợp với sự lắp đặt của van áp,phát ra không khí,nước,v v,mới bắt đầu sử dụng.
2.trong quá trình hoạt động,không được ai dùng tay chạm vào thiết bị.
3.không để máy ép thổi vào người,vào đầu ,vào tay,trên giày dép và quần áo,tránh máy ép thổi ra khói than,v v gây hại.
4.không sửa thiết bị trong quá trình vận chuyển,sau khi hoàn thành sửa chữa nên lắp lại thiết bị cháy.
5.sau mỗi ngày làm việc,nên tích nước vào thùng.
6.sau mỗi ngày làm việc hoặc dừng thời gian lâu mà không có người trông nên lấy nước từ các hồ chứa còn lại của khí nén trong xi lanh.
Điều 26: quy định làm việc an toàn máy tiện
1.kiểm tra ở ngoài thiết bị phải không có bất thường,rò rỉ dầu hay mặt đất bị ướt,váng dầu.
2.Phôi kẹp, phải sử dụng các trạm đo dấu gạch ngang chỉ ra vị trí trung tâm.
3.Với phôi dài phải khoan 1 lỗ ở trung tâm, sau đó xác định tâm đỉnh dừng rồi mới được bắt đầu quá trình tiện.
4.Khi đặt dao lên giá dao phải đặt vào trung tâm phôi thành 1 thể thống nhất.
5.Cờ lê tay cầm, dao cầm tay sau khi sử dụng xong, phải kéo xuống tránh vô tình chuyển động sẽ làm bị thương.
6.Tốc độ dao cắt, hiệu suất kéo đẩy, tốc độ quay cần dựa theo chất liệu phôi, dao để điều chỉnh cho phù hợp.
7.Khi thao tác tiện, nếu xảy ra sự cố phải lập tức nhấn nút công tắc an toàn khẩn cấp, ngắt tiện.
8.sau khi xong,nên làm sạch phế liệu,dùng giẻ lau lau sạch và bôi dầu.
9.để dao,dụng cụ và thiết bị đặt về đúng chỗ,đồng thời tắt nguồn điện.
10.khi làm nên đeo kính an toàn,không đeo gang tay vải,áo phải đóng cúc cẩn thận,tránh mặc đồ quần áo rộng.
Điều 27: Quy định thao tác phay an toàn
1.kiểm tra bề ngoài thiết bị không có bất thường,rò rỉ dầu hay bị ướt,váng dầu trên mặt đất.
2.Kiểm tra hệ thống lượng dầu có trong phạm vi an toàn không?
3.Sử dụng dụng cụ phù hợp(như kẹp,thanh tròng,gối chữ V,v v )thực hiện kẹp công cụ.
4.Dùng công cụ phù hợp,xác định lắp đặt trước dao.
5.Thay đổi tốc độ xoay chuyển hợp lý (máy phay biến tốc vô đoạn thay đổi tốc độ trong khi vận chuyển).
6.Máy Phay khác phải dừng lại rồi mới thay đổ tốc độ được. Khi cắt, cần cho thêm dung dịch cắt và chú ý hướng bắn ra của mạt cắt, tránh gây nguy hiểm cho bản thân và nhân viên làm việc ở bên cạnh.
7.Hoàn thành công việc, lau dọn các mảnh mài vụn, phế liệu. lấy khăn lau sạch và tra thêm dầu.
8.Đặt các dụng cụ, máy móc về nguyên vị trí ban đầu đồng thời tắt bỏ nguồn điện
9.Khi thao tác phải đeo kính bảo hộ, không được đeo găng tay bông, cài tay áo, không mặc quần áo quá rộng.
Điều 28: Nguyên tắc làm việc an toàn khi thao tác máy mài
1.Kiểm tra máy móc phần bên ngoài có gì bất thường không, có bị rò rỉ dầu ra ngoài hoặc nền nhà có bị ẩm thấp, có vết dầu không.
2.Kiểm tra lượng dầu trong hệ thống bôi trơn có nằm trong phạm vi an toàn không.
3.Kiểm tra bên ngoài đĩa mài có vết rạn nứt hay không, nếu có thì phải tháo đĩa nứt ra thay cái mới.
4.Mặt mài của đĩa mài nếu có bị sứt mẻ hoặc không cân bằng, thì phải lấy thiết bị chỉnh sửa đĩa mài để mài lại mặt đĩa.
5.Lấy khăn vải sạch lau sạch mặt bàn cí zuò.
6.Dùng các dụng cụ hỗ trợ khác để cố định linh kiện trên mặt bàn và dịch nút trên cí zuò đến vị trí ON.
7.Bấm nút khởi động đĩa mài, chờ sau khi tiếng chuyển động của nó đạt mức ổn định thì mới bắt đầu mài.
8.Điều chỉnh lượng mài thích hợp, bắt đầu mài, phải chú ý cho thêm chất làm lạnh.
9.Sau khi hoàn thành công việc, cần làm sạch mạt sắt, phế liệu, dùng khăn lau sạch sau đó bôi thêm dầu lên.
10.Xếp dụng cụ đo, dụng cụ làm việc và máy móc vào vị trí quy định, đồng thời tắt nguồn điện.
11.Khi thao tác, phải sử dụng kính bảo hộ, không được đeo găng tay bông, tay áo cài nút cẩn thận, tránh mặc quần áo quá rộng.
Điều 29: quy định an toàn khi thao tác khoan
1.Trước khi khoan phải kiểm tra đầu khoan có sứt mẻ không đồng thời điều chỉnh tốc độ quay phù hợp.
2.Trước khi lắp đầu khoan phải lau sạch dụng cụ kẹp và con quay.
3.Khi khoan không dùng tay giữ con phôi, dung kẹp giữ.
4.Thao tác khoan lỗ phải đặt cố định và phù hợp, tránh đầu khoan khoan bị lệch hay khoan lên bàn khoan.
5.Mặt sau của phôi, bên trái bệ phải đặt miếng kê, chỉ có thể dùng phôi bên phía tay phải, tránh phôi bị đầu khoan quệt vào, dẫn đến tình trạng chuyển hướng sang nhân viên làm việc gây nguy hiểm.
6.Khi thao tác phải đeo kính bảo hộ, không đeo găng tay bông, cài tay áo, không mặc áo rộng.
7.Tuyệt đối không dùng tay giữ kẹp đầu khoan có thể làm dừng chuyển động trục quay.
8.Cờ lê kẹp đầu khoan không được đặt trên đầu kẹp.
9.Khi khoan phát ra âm thanh rè rè, vụn khoan màu xanh lam hoặc áp lực khoan nặng hơn, có thể là do đầu dao bị cùn hoặc do việc bài trừ vụn không được tốt, khi đó phải lập tức dừng thao tác kiểm tra nguyên nhân.
10.Hoàn thành công việc, không được dùng tay lau vụn khoan, phải dùng bàn chải hoặc vải lau sạch mặt thao tác và tra dầu mỡ.
11.Đặt máy móc, dao mẫu, dụng cụ đo về chỗ quy định, ngắt bỏ nguồn điện.
Điều 30: Quy tắc an toàn khi thao tác máy mài
1.Cheng jia và đĩa mài phải cố gắng để gần nhau, nhưng không được tiếp xúc với nhau, tránh để kẹp linh liện vào trong, dẫn đến nứt đĩa mài, khiến cho nhân viên vị thương.
2.Khi sử dụng đĩa mài phải mài bằng mặt trước, không được mài bằng mặt sau, nhân viên không được đứng trước đối mặt với đĩa mài, phải đứng bên cạnh, tránh bị đĩa mài nứt vỡ bay đập vào người, dẫn đến bị thương.
3.Đĩa mài bị lấp đầy hoặc mài ra vết phải sửa bằng dụng cụ sửa đĩa mài.
4.Kim loại mềm không thích hợp mài bằng đĩa mài (ví dụ: miếng gỗ, thép, đồng, chì, vv…)
5.Đĩa mài phải mài từ từ, lực mài ổn định phù hơp, tránh tạo vết trên đĩa mài.
6.Khi thao tác phải sử dụng kính bảo hộ, không được đeo găng tay bông, tay áo cài cẩn thận, tránh mặc các loại áo rộng.
7.Trong khi máy vận hành, ngón tay không được tiếp xúc với đĩa mài.
8.Chụp bảo hộ máy mài, ngoài việc tu sửa, thay mới đĩa mài thì không được tùy tiện tháo dỡ.
9.Số lần xoay tối đa của Đĩa mài không được ít hơn số lần xoay của máy mài.
Điều 31: Quy tắc vệ sinh an toàn khi nhân viên hàn điện và acetylene
1.Chú ý nếu môi trường nơi làm việc có chất dễ cháy, dễ nổ hoặc phát khí, vv... thì phải di rờiđi chỗ khác.
2.Nơi làm việc phải thoáng khí, và lúc nào cũng có sẵn bình cứu hỏa, thiết bịchống cháy và đồ chiếu sáng.
3.Nhân viên thao tác phải mặc quần áo bảo hộ, kính bảo hiểm, găng tay bảo hộ và giày hoặc ủng.
4.Nghiêm cấm hàn điện tại nơi có nhiều bụi hoặc nhiều hạt nhỏ dễ cháy.
5.Nghiêm cấm hàn điện trên bình khí nén..
6.Khi hàn, trên người không được mang theo các vật dễ cháy (như diêm, bật lửa,...).
7.Khi thay que hàn, không đượcđể tay không cầm que hàn kẹp lên.
8.Khi hàn, chỗ tiếp đất phải an toàn.
9.Khi hàn ở trên cao, cần đeo đây cápđể đảm bảo an toàn.
10.Khi hàn, nghiêm cấm thao tác tại nơi có môi trường ẩm ướt hoặc dễ dẫn điện.
11.Khi hàn bằng khí, phải kiểm tra mỏ hàn có bị rò khí không, ống mềm có hiện tượng bị rạn nứt lão hóa không.
12.Lắp Róng jie và cắt khôngđược dùng các loại dầu và bất cứ loại mỡ bôi trơn nào.
13.Khi hàn bằng khí, đầu phun phải sạch sẽ, giữ thông thoángvà một lượng oxy, acetylene nhất định.
14.Khi hàn bằng khí, luôn luôn chú ý môi trường xung quanh có vật dễ cháy không, nhà xưởng có thông thoáng không.
15.Nghiêm cấm dùng mọi cách thay đổi điều chỉnh thiết bị.
16.Khi hàn bằng khí trước tiên phải bật đánh lửa acetylene, sau đó bật hỗ trợ đốt cháy oxy, chú ý ngăn tia lửa rơi vào.
17.Khi cắt oxy, nếu cần thay mỏ hàn, phải tắt khí oxy và acetylene, không được kẹp vào ống cao su hoặc dùng cách ngắt khí giản tiện khác, tránh gây nguy hiểm.
18.Đầu nối ống cao su phải sử dụng kẹp chuyên dụng, không được dùng dây thép cuốn.
19.Dụng cụ điều chỉnh và ống cao su dùng cho khí oxy,acetylene không được sử dụnglẫn lộn.
20.Khi kiểm tra công tắc, phải thử rò khí bằng nướcxà phòng, khôngđược dùng cách thử bằng lửa.
21.Nơi làm việc và phòng để bình khí phải không có trở ngại, tránh khi cầnthiết có thể nhanh chóng dễ dàng bật tắt công tắc.
22.Khi hàn bằng khí trên nền xi măng, phía dưới phải kê đêm miếng gỗ hoặc miếng sắt, để có đủ không gian tản nhiệt, tránh cho nền nhà bị nứt.
23.Đầu phun cắt bằng khí nếu bị tắc, phải dùng kim thông để làm vệ sinh sạch, không được lấy dây sắt thông đầu phun.
24.Khi cắt bằng khí, phải dùng thiết bị đánh lửa chuyên dụng.
25.Lắp khí oxy, thiết bị cắt khí acetylene phải được cài đặt thiết bị chặn lửa để tránh gây cháy nổ.
26.Khi chưa có sự cho phép hoặc người bàng quang Nghiêm cấm sử dụng acetylene và thiết bị cắt.
Điều 32: Quy tắc vệ sinh an toàn khi thao tác bình khí nén
1.Xung quanh vị trí bình khí 2m không được có đồ dễ cháy hoặc phát nổ.
2.Miệng bình khí không được dính dầu mỡ.
3.Luôn kiểm tra đầu nối ống mềm có hiện tượng bị khóa chặt hoặc rạn nứt lão hóa không, đặc biệt là cong gập mạnh, khiến ống dễ bị rách gãy.
4.Khi mở van, nút, bắt buộc phải mở từ từ.
5.Luôn chú ý sự thay đổi của áp lực và lưu lượng.
6.Mở bình phải dùng bình đang sử dụng, và phải chú ý tránh phát sinh rò khí ngoài ý muốn.
7.Bình khí bất luận là có khí hay là bình rỗng, thì khi sử dụng phải chú ý những điều sau:
(1)Xác nhận dụng ý của người sử dụng rõ ràng rồi mới cho dùng.
(2)Trên Bình khí phải ghi tên khí bên trong rõ ràng, không được tự ý đựng hoặc chuyển dùng loại khác.
(3)Màu sắc bên ngoài bình không được tự ý thay đổi hoặc xóa đi.
(4)Khi sử dụng bình phải cố định bình lại.
(5)Khi vận chuyển bình không được để phát sinh va đập.
(6)Khi hàn không được thử hàn trên bình.
(7)Cần quản lý và sắp xếp bình cẩn thận.
8.Bình khí bất luận là còn khí hay bình rỗng, khi vận chuyển cần chú ý những điểm sau:
(1)Giữ nhiệt độ dưới 40 độ.
(2)Khi dịch chuyển trong xưởng, cố gắng dùng xe đẩy bằng tay, phải giữ cho vị trí thăng bằng.
(3)Khi vác bình, phải xác định nút an toàn đã khóa chặt rồi mới dịch chuyển vị trí.
(4)Khi dịch chuyển bình bằng cách treo móc, không được trực tiếp dùng thép điện từ, móc xích, dây thừng,…trực tiếp chuyển.
(5)Khi cho bình lên xe hoặc dỡ xuống, phải xác nhận khóa chặt nút an toàn rồi mới được tiến hành, khi dỡ xuống, phải có thiết bị đưa xuống từ từ, ví như đệm bằng lốp xe.
(6)Khi cất giữ, cố gắng tránh để lẫn với các loại khí khác, khi không thể không để lẫn, phải ngăn bằng 1 khoảng cách nhất định.
(7)Khi vận chuyển phát hiện nhiệt độ tăng lên bất thường thì phải lập tức ngâm nước làm mát và đồng thời thông báo cho xưởng sản xuất xử lý.
Điều 33: Quy tắc an toàn khi thao tác dụng cụ cầm tay
1.Dụng cụ cầm tay phải giữ trạng thái tốt, trước khi sử dụng phải kiểm tra có bị nứt vỡ hỏng hay lỏng ra không, nếu có những hiện tượng này thì không được sử dụng nữa mà phải ngay lập tức sửa chữa bảo dưỡng.
2.Dụng cụ cầm tay sau khi sử dụng xong phải lau sạch ngay và để về vị trí quy định.
3.Dụng cụ cầm tay bằng điện phải cách nhiệt tốt mới sử dụng.
4.Khi cắt, phải có đồ chắn để tránh bị bay vào người.
5.Khi sử dụng la ban shou, phải hoàn toàn khép chặt không được cho đệm vào trong, phải chú ý lỡ bị tuột tay thì cần giữ trọng tâm ổn định.
6.Khi làm việc trên cao hoặc ở chỗ trật hẹp thì phải nắm chặt tay vào đồ vật hoặc có chỗ dựa người vào, tránh dụng cụ cầm tay tuột ra, khi đó người bị mất thăng bằng.
7.Khi làm việc tại nơi có chất dung môi hữu cơ, không được sử dụng dụng cụ cầm tay bằng sắt để gõ đập.
8.Trước khi thay linh kiện của dụng cụ cầm tay bằng điện, phải ngắt nguồn điện trước, như phích cắm, đầu nối nhanh
9.Linh kiện của Dụng cụ cầm tay bằng điện phải xác định lắp xong rồi, thì mới được sử dụng.
10.Các loại dụng cụ bằng tay phải lựa chọn phù hợp với công việc dựa trên nguyên tắc sử dụng riêng từng loại,không được đĩa mài dùng để cắt sử dụng cho mài đồ vật, tránh gây rạn nứt đĩa mài và xảy ra nguy hiểm.
11.Các cách sử dụng và động tác dùng dụng cụ cầm tay rất quan trọng, phải sử dụng theo cách hướng dẫn trong sách.
Điều 34: Quy tắc vệ sinh an toàn khi cho nhân viên thao tác cơ khí
1.Kiểm tra bên ngoài máy móc có tình trạng bất thường gì không, nền nhà xưởng có bị ẩm ướt, vết dầu mỡ hay không.
2.Chưa được cho phép thì không được khởi động các thiết bị cơ khí, khi sửa chữa phải treo biển cảnh báo.
3.Trước khi khởi động máy móc, phải kiểm tra hệ thống bôi trơn có bình thường hay không, dao, linh kiện, kẹp,…phải cố định.
4.Nghiêm cấm 2 người cùng thao tác 1 máy.
5.Bộ phận máy đang hoạt động, cắt thì không được cho tay vào hoặc dựa người vào.
6.Bộ phận máy đang hoạt động, phải đặt thiết bị bảo vệ như: tấm chắn bảo vệ, lan can bảo vệ.
7.Phải thao tác bằng các biện pháp an toàn.
8.Khi thao tác máy phải đeo mặc các dụng cụ bảo hộ.
9.Nếu phát hiện nguy cơ liên quan đến sự an toàn thì phải lập tức báo cho chủ quản.
10.Khi thao tác máy tự động, phải đặt biển cảnh báo.
11.Khi sử dụng xong máy móc, dụng cụ, dao, dụng cụ đo lường, thì phải đặt về vị trí cũ và lau sạch, tắt nguồn điện.
Điều 35: Quy tắc an toàn thao tác Rong jie
1.Nhân viên thao tác tại hiện trường, phải dùng cả bộ đồ bảo hộ an toàn.
2.Thanh sắt, muỗng lấy mẫu và khuôn mẫu ...... sẽ tiếp xúc với tie shui, phải khô ráo, nếu bị ẩm ướt, phải sấy khô rồi mới được dùng.
3.Nơi thao tác rong jie cần giữ khô ráo, không được có tình trạng nước đọng, ẩm ướt,…
4.Các vật liệu như Sắt phế liệu, gang, sắt silicon ...... phải khô, nếu có tình trạng ẩm ướt, phải sấy khô rồi mới được dùng.
5.Hợp kim (Nodulizer, inoculants, magiê ......), phải tránh ẩm ướt, nếu có tình trạng ẩm ướt, cần được làm khô trước khi sử dụng
6.Khi dùng máy móc bổ sung nguyên liệu, nhân viên phải giữ khoảng cách an toàn phù hợp.
7.Treo móc thùng, chậu nguyên liệu không được đựng quá đầy, tránh bị rơi rớt trong quá trình vận chuyển.
8.Các đồ đựng có liên quan như Chậu uốn, chậu nước bằng sắt,…, khi dùng xong phải thực hiện thao tác sấy khô.
9.Sau khi tháo dỡ vật liệu đúc chịu nhiệt như lò, lò bảo ôn, phải kiểm tra lò và dây ống có bị hỏng không, nếu có thì phải báo với chủ quản đơn vị, chủ quản đơn vị có trách nhiệm xử lý.
10.Dây ống nếu bị nứt cần phải thay mới, nhân viên thao tác phải tắt công tắc nguồn điện và ngắt nguồn điện cao áp, rồi mới tiến hành thay mới.
11.Khi quét dọn phòng điều khiển dưới tầng, cần thông báo cho nhân viên thao tác, tát nguồn điện chính và nguồn điện điều khiển, đồng thời treo biển cảnh báo, sau đó mới được tiến hành thao tác.
12.Nhân viên thao tác tại hiện trường không được phơi quần áo xung quanh lò, lò bảo ôn.
13.Khi sử dụng máy cần cẩu loại cố định móc tie shui, nhân viên thao tác cần tập trung tinh thần, không được nói chuyện với nhân viên khác.
14.Các nhân viên đúc nên chú ý vào đổ khuôn có chính xác không, phải liên hệ điều chỉnh với nhân viên thao tác máy cần cẩu loại cố định.
15.Khi xử lý sự cố của thiết bị, cần ngắt điện và treo biển cảnh báo “đang sửa chữa”.
16.Khi thao tác tại hiện trường và xử lý sự cố cơ bản của thiết bị, đều phải nghiêm chỉnh chấp hàng quy trình thao tác tiêu chuẩn.
17.Trước khi treo di chuyển bình sắt nung chảy phải kiểm tra móc gài an toàn cân bằng chưa, tránh tình trạng nghiêng 1 bên.
Điều 36: quy tắc thao tác an toàn ống đúc
1.Chỉ nhân viên thao tác mới được tiếp cận sử dụng máy móc thiết bị tại nơi làm việc
2.Khi sử dụng máy li tâm kiểu động cơ, không được để máy chạy quá số vòng quy định tối đa
3.Khi sử lý sự cố máy móc phải ngắt điện trước, động cơ như nén dầu và treo biển cảnh báo ‘đang sửa chữa”
4.Khi sử dụng dây điện dài, ống dẫn không áp, phải đặt ở vị trí hợp lý
5.Kiểm tra bệ đứng có chắc chắn không trước khi đứng lên thao tác
6.Khi mở máy nhân viên phải giữ khoảng cách an toàn hợp lý
7.Trước khi thao tác máy móc, nhân viên thao tác phải chú ý xem xung quanh máy có ai không. Sau đó mới được thao tác
8.Khi ngừng thao tác phải tắt nguồn điện, động cơ nén dầu
9.Trong khi thao tác nếu có bất thường như rỉ dầu, sai áp, dường dẫn vỡ hỏng, lỏng đinh ốc… phải thông báo chủ quản hoặc nhân viên thao tác máy
10.Thiết bị máy móc nơi làm việc, nếu chưa có sự đồng ý của chủ quản, chưa được dạy hoặc hướng dẫn làm thì không được tự ý sử dụng
11.Nhân viên phải mặc đồ bảo hộ trong suốt quá trình làm việc
12.Khi di chuyển khuôn ống, nhân viên quét dọn không được cố sức một mình thu dọn khuôn, tránh bị thương
13.Khi thu dọn khuôn ống tránh chạm vào đường ống điện nóng. Vì khi đó đường ống tiếp đất rất dễ sinh ra đốm lửa gây bị thương nếu chạm vào
14.Chỉ nhân viên chỉ định và từ 2 người trở lên mới được tiến hành dỡ bỏ khuôn ống
15.Nhân viên thao tác xe nâng cố định phải đặt lõi cát, bản ép cố định sau đó mới được di chuyển xe.
16.Khi điều chế sơn hoặc dọn dẹp máy trộn phải ngắt nguồn điện.
17.Khi thao tác máy trộn không được cho tay, đầu… vào trong thùng trộn.
18.Nhân viên thao tác phải nghe theo chỉ đạo của chủ quản, không được sơ suất
19.Sắt nung khi đổ vào bình tam giác xe đẩy phải chú ý an toàn, phải nhìn cho chuẩn xác và nhanh chóng hoàn thành thao tác
20.Khi móc đồ lên trên phải móc cố định và di chuyển từ từ đến vị trí cần đặt. khi móc đồ đặt hướng xuống dưới, phải để hạ thấp xuống đầu gối mới được động vào.
21.Hàng ngày sau khi hoàn thành công việc phải lau dọn và bảo dưỡng, kiểm tra tình trạng các linh kiện ,trục, mô tơ, phanh, bu long liên kết
22.Khi xử lý máy móc gặp sự cố tại nơi làm việc phải tuân thủ trình tự tiêu chuẩn thao tác máy.
Điều 37: quy định thao tác đúc tạo phụ tùng
1.Khi đốt chất tráng khuôn, không dùng găng tay bông hoặc vật liệu dẫn lửa, nên dùng bật lửa đốt.
2.Trước khi sử dụng dây thép hay dây xích phải chỉnh sửa độ dài phù hợp, không được ẩu thả tránh gây bị thương.
3.Với chất dễ cháy phải dùng cát hoặc bình cứu hỏa chuyên dụng để dập lửa.
4.Nếu sắt nung chảy bị bắn ra ngoài phải dùng cát lấp lên.
5.Nếu có viên sắt nung trên nền phải lập tức dọn dẹp tránh bị trượt ngã.
6.Không bước lên đống cát đang nóng tránh bị bỏng chân.
7.Nhân viên thao tác phải sử dụng dụng cụ bảo hộ an toàn.
8.Cấm dùng chất tiếp xúc như chất làm cứng hoặc nhựa keo cho vào vì dễ gây hiện tượng nổ khí sản xuất.
9.Khi điều khiển máy móc phải chú ý người và vật xung quanh đồng thời giảm tốc độ.
10.Khi lau dọn máy trộn phải ngắt nguồn điện và treo biển cảnh báo : đang lau dọn.
11.Trước khi lau chất tráng lần 2 thao tác furan, phải dùng khí nén để thổi tắt ngọn lửa, khi đã không còn nguồn lửa nữa mới tiến hành thao tác.
12.Nhân viên thao tác đúc trước khi thao tác phải kiểm tra khuôn cát có ép chặt chưa. Địa điểm có phù hợp không. Miệng đúc có sạch sẽ khô ráo không, lỗ thoát khí có tốt không.
13.Luôn chú ý an toàn khi đúc, miệng đúc phải chuẩn và thao tác dứt khoát.
14.Tránh tiếp xúc trực tiếp khi đúc. Nếu cần phải đeo kính bảo hộ và dụng cụ bảo hộ an toàn.
15.Khi đúc khuôn cỡ lớn phải đứng trên bệ làm việc, không tùy tiện dùng vật khác đứng lên.
16.Khi đúc khuôn cỡ lớn phải đốt cháy thoát khí. Người không nhiệm vụ không lại gần.
17.Khi chỉnh phôi đúc chú ý an toàn xung quanh, dựa theo quy định để đổ.
18.Khi xử lý sự cố máy móc hay sự cố công việc phải nghiêm chỉnh chấp hành trình tự thao tác tiêu chuẩn.
Điều 38: Quy tắc thao tác an toàn nâng móc
1.Chỉ nhân viên đạt tiêu chuẩn về huấn luyện bồi dưỡng mới được sử dụng nâng móc.
2.Luôn giữ phanh hoạt động linh hoạt, thường xuyên kiểm tra phanh an toàn.
3.Không nâng quá tải trọng quy định.
4.Cấm cho nhân viên đi vào khu vực nâng móc hang.
5.Chỉ dùng nâng móc hàng, không để nâng cẩu người lên cùng. Nếu nhất thiết, thì phải là nhân viên chỉ định có chuyên môn, sử dụng lan can, đeo cáp và đai an toàn, tránh bị rơi ngã.
6.Thiết bị móc nâng và thiết bị ròng rọc của máy nâng móc phải được trang bị thiết bị cuốn dự phòng, có thể di chuyển nới rộng hay thu gọn lại khi cần thiết..
7.Lót các vật đàn hồi như cao su khi móc nâng vật sắc nhon để tránh bị đứt đầu móc.
8.Khi móc nâng vật tròn hoặc trơn phải dùng dây thừng quấn 2 vòng lên đồ vật để cố định vật nâng.
9.Dây xích có tình trạng dưới đây thì không được sử dụng:
(1)Một mắt xích có trên 10% bị đứt.
(2)Đường kính giảm 7% đường kính quy định.
(3)Biến dạng hoặc gỉ sắt.
(4)Bị giãn.
10.không sử dụng móc khi có hiện trạng sau:
(1)Độ dài bị dãn tới 5% so với nguyên trạng ban đầu.
(2)Tiết diện đường kính giảm hơn 10% nguyên bản.
(3)Bị nứt.
11.Khi móc nâng di chuyển đồ vật là ống dẫn, không được cham vào đầu ống
12.Đầu móc hay các thiết bị móc của máy nâng cẩu phải được trang bị thiết bị phòng tránh sự cố rơi hàng. Không được dỡ bỏ thiết bị này hoặc dùng bất cứ cách nào để buộc chặt lên đầu móc cẩu.
13.Khi tu sửa, điều chỉnh phải có nhân viên giám sát.
14.Khi đang cẩu móc hàng nhân viên thao tác không được rời khỏi vị trí làm việc.
15.Chú ý hàng hóa nâng móc, giữ an toàn môi trường xung quanh khu vực thao tác.
16.Khi tháo dỡ xuống phải do nhân viên thích hợp đảm nhiệm, người không nhiệm vụ miễn vào khu thao tác, phải có bảng báo.
17.Các bộ phận truyền động của máy cẩu móc như trục, đinh ghim và các linh kiện khác phải bền cứng, không bị ma sát, méo mó hoặc nứt gãy gây trở ngại, ảnh hưởng tới chuyển động an toàn của thiết bị.
18.Các thiết bị lắp đặt khống chế máy cẩu móc cần đặt ở nơi nhân viên thao tác dễ thấy nhất để biết điều chỉnh phương hướng chuyển động máy móc cẩu cũng như vị trí dừng móc cẩu.
19.Những điều cần chú ý với nhân viên thao tác bên dưới và máy móc cẩu di động tải trọng:
(1)Khi tự thao tác phải linh hoạt trong việc thao tác và ngừng máy
(2)Thao tác chủ yếu là kết cấu dây chão, vì thế phải có biện pháp tránh dây chão này bị xoắn
(3)Nhân viên thao tác phải đứng ở vị trí hợp lý để có thể điều khiển hướng chuyển động và cách thức chuyển động máy
(4)Đối với máy cẩu cố định, cần thao tác treo móc ở nơi người thao tác dễ nhìn nhất, có bảng biểu thị rõ trọng tải cho phép, máy cẩu móc phải có thông tin về tên xưởng chế tạo, thời gian chế tạo và trọng lượng nâng móc cẩu cho phép.
20.Cách tác nghiệp, thao tác phải tuân thủ trình tự thao tác tiêu chuẩn.
Điều 39: Quy tắc thao tác an toàn xe nâng
1.Nhân viên lái xe naag phải chú ý sử dụng thiết bị bảo hộ như mũ bảo hộ, kính và giày bảo hộ.
2.Trước khi sử dụng xe nâng phải kiểm tra bằng mắt, xác nhận xe không có bất thường mới được sử.
3.Không thêm nhiên liệu khi đang chạy máy.
4.Tốc độ xe nâng tối đa trong công xưởng là 10km/hr, ngoài xưởng là 15km/hr.
5.Không chở hàng quá trọng lượng.
6.Khi đang nâng hàng hoặc đưa hàng lên xe, không phải nhân viên thao tác phải tránh xa khu vực thao tác.
7.Khi đưa hàng lên xe, giữ khoảng cách rộng chút giữa 2 thanh kẹp hàng, đặt hàng giữa trung tâm không để lệch.
8.Thanh kẹp phải cố định tránh di chuyển thanh kẹp khiến hàng đặt bị lệch , khi di chuyển không an toàn.
9.Không dùng 1 thanh kẹp để đặt chuyển hàng, tránh mất cân bằng mà đổ xe hang.
10.Nghiêm cấm treo dây thừng, xích trên thanh kẹp hàng, tránh xảy ra tình trạng tuột rơi, đứt vỡ dây thừng xích.
11.Không chuyển hàng khi đang nâng thanh kẹp lên cao.
12.không để người đứng trên thanh kẹp hàng.
13.Không dùng xe nâng để nâng hạ người. nếu nhất thiết phải có miếng kê và lan can , đeo đai và cáp an toàn.
14.Cấm 2 người cùng ngồi trên xe nâng.
15.Khi di chuyển, điều khiển, cua xe nâng phải chú ý an toàn xem có người ở đằng sau không.
16.Điều khiển xe nâng đến ngã 3, ngã tư phải dừng lại quan sát, nếu không có nguy hiểm mới được chạy xe qua.
17.Giữ xe nâng ổn định phải giữ trọng tâm thấp, khi chở hàng phải giữ khoảng cách thanh kẹp hàng với mặt đất 25cm.
18.Nếu chất hàng cao che mất tầm mắt chỉ được điêu khiển xe theo hướng lùi.
19.Xe nâng chở hàng có chiều cao chiều rộng quy định riêng vì thế phải chú ý.
20.Khi sử dụng xe nâng phát hiện bất thường phải lập tức kiểm tra sửa chữa.
21.chú ý khi dừng đỗ xe nâng:
(1)Kéo tay phanh lên.
(2)Khi lùi tiến phải chú ý trước sau có vật chắn hay không.
(3)Khi hạ thanh kẹp xuống sát mặt đất, hạ từ từ đến khi thanh kẹp nằm sát mặt đất.
(4)Khi vặn khóa sang OFF, đồng thời rút chìa khóa.
22.Khi điều khiển xe nâng chở hàng lên đường dốc gồ ghề, phải lên ga để tiến lên dốc sau đó lùi để xuống dốc.
23.Khi lên đường dốc, gồ ghề mà trên xe không có hàng, dù là lên hay xuống dốc, phải hướng theo hướng lên dốc.
24.Cấm dừng xe giữa đường thông hành hoặc dừng trước các thiết bị phòng cháy chữa cháy, thiết bị điện, đường dốc.
25.Sửa bình điện hay nạp điện phải do nhân viên được huấn luyện thực hiện và đặt ở nơi quy định.
26.Chất phân giải điện trong bình điện của xe nâng là axit sunfuric. Nếu sơ ý tiếp xúc phải chất này phải lập tức rửa bằng nước sạch.
27.Tránh điều khiển xe nâng ở nơi đường gồ ghề. Nếu nhất định phải đi vào nơi đường gồ ghề phải giảm tốc độ.
28.Tránh chạy xe quá nhanh, cua quá nhanh hay dừng quá đột ngột, dễ làm lật xe.
29.Khi hàng đang nâng cao cấm đứng dưới thanh gạt.
30.Nếu có hiện tượng bắt đầu lật xe, phải dừng xe và ngồi yên tại vị trí, không nhảy ra khỏi xe, giữ tay lái hoặc đỉnh xe đồng thời rút chân ra khỏi điểm tác động.
31.Xe nâng không cho người ngoài sử dụng. nếu cần thiết phải dùng phải do nhân viên công ty lái thay.
32.Nếu lái xe trong đêm phải có thiết bị chiếu sang.
33.Khi chở hàng nguy hiểm độc hại phải dùng nắp đậy chặt và đặt cố định.
34.Khi chất hàng phải dùng pallet để kê hàng.
35.Thùng nguyên liệu(5Gl hoặc 30kg) phải chất 2 tầng, dùng băng dính hoặc màng PP để quấn cố định lại.
36.Thùng nguyên liệu(53GL或250kg) chỉ được đặt tối đa 4 thùng. Thùng không đầy thì phải đặt trên pallet.
37.Bảo dưỡng tốt xe nâng, không được bôi vẽ hay làm hư hỏng. nếu vi phạm sẽ phải bồi thường và xử lý theo quy định
38.Lắp đặt đèn cảnh báo khi lùi
39.Phát hiện sự cố hay không an toàn phải thông báo chủ quản nhanh chóng xử lý, không tự ý sửa
Điều 40: Quy tắc điều khiển ô tô
1.trước khi nổ máy phải kiểm tra các bộ phận sau
(1)Bánh xe, ốc, đệm ốc, dây xích có bị lỏng, hệ thống nén khí bình thường không
(2)Hộp số, hộp biến tốc có rỉ dầu không
(3)Đèn chính, đèn phanh, đèn chỉ thị chuyển hướng, đèn dừng xe có bình thường không, còi có kêu không, gạt nước có chuyển động không
(4)Nước làm mát đủ không, có bị rò rỉ nước không
(5)Dầu, lượng dầu thể hiện trên đồng hồ đo nhiên liệu có đủ không
(6)Phanh có hoạt động tốt không
2.Thao tác an toàn và trọng lượng tối đa theo quy định của xưởng chế tạo.
3.Không đặt xe ở dốc trơn trượt.
4.Ngoại trừ khi thực thi canh gác, ban đêm không được đỗ xe ở đường thông hành.
5.Khi chở đồ phải đặt đồ ngay ngắn, cố định, không đặt lệch, cũng không để bị che khuất tầm mắt khi đang điều khiển xe.
6.Giảm tốc độ khi đi xe trong xưởng
7.Khi điều khiển xe phải chú tâm, tập trung cao độ, yêu cầu phải lái xe cẩn thận
8.Tuân thủ quy tắc giao thông, luôn chú ý an toàn
Điều 41: Quy tắc làm việc ở kho nguyên vật liệu
1.Đặt, xếp nguyên vật liệu an toàn phù hợp, không để quá cao dễ bị đỗ
2.Nguyên vật liệu chồng xếp lên nhau phải lấy từ trên xuống, không rút lấy từ dưới.
3.Khi vận chuyển nguyên vật liệu thô ráp phải đeo găng tay bảo hộ
4.Trước khi chuyển và mở thùng hộp phải nhổ đinh sắt, vỏ sắt ra trước
5.Nếu cần từ 2 người trở lên cùng vận chuyển vật liệu thì phải phối hợp nhịp nhàng và nghe khẩu lệnh của người chỉ huy
6.thao tác chất xếp nguyên vật liệu và các hạng mục chú ý khác.
(1)Không chất xếp đồ quá cao và quá nặng so với tải trọng sàn nhà.
(2)Không che khuất đèn chiếu sang.
(3)Không làm cản trở thao tác thiết bị máy móc.
(4)Thiết bị thông gió trong kho nếu không hoạt động phải thông báo chủ quản để xử lý.
(5)Các chất dễ cháy nổ phải được đặt trong khu vực kho riêng biệt, xung quanh có tiêu thị biểu thị đặc biệt là tiêu thị về chú ý cấm lửa.
(6)Khi tan ca hoặc khi không có nhân viên kho phải ngắt hết nguồn điện.
(7)Nền nhà đặt chất nguyên vật liệu phải được san bằng phẳng.
(8)Khi lưu trữ vật liệu, khí tài dài và nặng phải cân bằng trọng lượng.
(9)Nhân viên vận chuyển nguyên liệu không mặc quần áo dài chấm đất hay giày quá cỡ khiến vướng víu khi làm việc.
(10)Nếu vác hàng 1 mình thì trước tiên phải hạ thấp người ở tư thế quỳ nửa chân, ôm chắc lấy đồ vật, sau đó dùng lực ở chân đứng dậy để nâng đỡ vật nặng. tuyệt đối khong cúi khom lưng để chuyển đồ nặng dễ bị ảnh hưởng đốt xương sống phần eo.
(11)Sau khi đã nâng vật nặng lên nếu cần di chuyển thì phải bước thẳng người về phía trước, hạn chế thay đổi hướng, dễ xuống sức.
(12)Không ném truyền hàng từ tay người này sang người khác.
(13)Khi chuyển hàng gần nguồn điện hoặc thiết bị điện phải chú ý cẩn thận tránh tiếp xúc với đường dây điện.
(14)Nguyên vật liệu dài như ống hay cuộn sắt tròn, khi vận chuyển chú ý không để va vào người đi đường.
(15)Không dùng bình đựng hư hỏng, không dùng dây sắt, dây thép hay dây thừng không chắc chắn.
(16)Nơi cất trữ chất dễ cháy phải có biển cấm lửa xung quanh, đồng thời không thực hiện các công việc dễ phát sinh tia lửa, đốm lửa ở gần khu vực này. Treo lắp biển cấm lửa và cảnh báo ở khu vực.
(17)Không được cản trở giao thông hay lối ra vào.
(18)Không được che lấp lối đi vào nơi lấy thiết bị phòng cháy chữa cháy
(19)Khi xếp chất thùng tròn nằm ngang phải xêp theo hình tháp, 2 bên tầng thấp nhất phải kê miếng gỗ để tránh rung động. nếu chất dọc giữa các tầng đều phải kê tấm mỏng, hai bên trái phải dùng nêm gỗ bịt cố định.
(20)Đối với nguyên vật liệu khi chồng xếp dễ sập đổ, cấm để người khác vào khu vực làm việc.
Điều 42: Trọng điểm làm việc tránh tai nạn rơi ngã
1.làm việc trên thang gấp, bệ làm việc thang gấp:
(1)chú ý khi sử dụng thang gấp:
a.Kết cấu thang chắc chắn
b.Không có hiện tượng hư hỏng hay gỉ sắt
c.Góc độ giữa chân thang và mặt đất là 75 độ, giữa 2 chân thang có chắc chắn không
d.Mặt thang có an toàn không
(2)Trước khi sử dụng phải kiểm tra nếu có sai sót thì không được sử dụng thang
(3)4 góc 2 chân thang có chắc chắn không, phải có miếng kê ma sát, chú ý sàn nhà có gồ ghề không
(4)Tư thế khi trèo len thang phải ngay ngắn chính xác. Không được vươn người ra ngoài khi đang trèo lên Thang.
(5)Bước lên xuống thang nhịp nhàng. Không vừa giữ thang vừa cầm dụng cụ hoặc bỏ 2 tay cầm dụng cụ khi bướclên thang.
(6)Trước khi đứng lên bệ làm việc trên thang gấp phải kiểm tra độ chắc chắn bề mặt. nếu bề mặt không chắc chắn thì không được đứng lên.
(7)Độ rộng bề mặt bệ đứng của thang gấp tối thiểu 40cm, bắc thêm mặt làm việc độ rộng mỗi tấm 30cm, xếp 2 tấm để tăng bề rộng bệ đứng.
(8)Mặt thao tác bệ làm việc đặt cố định vào giữa thang để tránh nghiêng trượt.
(9)Chú ý khoảng cách giữ 2 bên thang gấp. nếu bệ làm việc chịu tải quá10kg phải giảm bớt trọng tải hoặc thu hẹp khoảng cách 2 bên thang.
(10)Bệ làm việc của thang có độ cao trên 2m, phải lắp đặt lan can bảo vệ có độ cao từ 90-110cm để tránh việc bị rơi ngã.
2.làm việc trên thang cố định:
(1)Kết cấu chắc chắn, bậc thang có khoảng cách hợp lý, khoảng cách giữa bậc thang và tưởng từ 16.5cm trở lên, cần có biện pháp phòng tránh thang không bị di chuyển, không được có vật chướng ngại chắn đường nhân viên thao tác.
(2)Bề mặt nếu chế tạo kiểu lỗ rỗng thì không được quá 30mm. nếu quá tiêu chuẩn thì phải đeo dây cáp phòng hộ. khoảng cách từ bậc thang trên cùng đến đỉnh thang phải cao trên 60cm.
(3)Nếu chiều dài thang trên 6m, cứ 9cm phải có 1 bậc thang, từ phần 2m trở lên tính từ chân thang, phải có lồng bảo hộ hoặc các thiết bị bảo hộ khác.
(4)Mặt thang phải có độ rộng và độ dài đạt yêu cầu, có hàng rào phù hợp bao quanh.
3.thao tác thang di động:
(1)Kết cấu chắc chắn, không bị hỏng hocs hay ăn mòn, độ rộng trên 30cm, có chống trơn trượt hoặc chống chuyển động lung lay.
(2)Đặt thang di động sao cho chân thang thoải 75 độ so với mặt đất. đoạn trên cách vật khoảng hơn 60cm.
(3)Tránh để xe , người qua lại đâm vào thang khi đang có người thao tác bên trên. Khi thao tác phải có biển thông báo.
4.làm việc trong hầm, ống:
(1)Xung quanh hầm ống cần lắp đặt hàng rào, nắp đậy chắc chắn.
(2)Ngoài hàng rào hoặc nắp ra, phải có đèn chiếu sang phù hợp gần đường ống, hầm hẹp và có biển cảnh báo.
(3)Do yêu cầu thao tác nên thường xuyên phải mở hàng rào hoặc nắp. do đó cần giăng dây cảnh báo màu vàng đồng thời có các biện pháp cảnh báo, chỉ người chuyên trách mới được vào kiểm tra. Khi thi công xong phải lập tức khôi phục nguyên trạng.
(4)Những hầm ống bỏ phế phải niêm phong để tránh nhân viên rơi ngã xuống.
5.Khi xuống hầm ống thi công yêu cầu mặc đồ bảo hộ và đeo mũ, đai an toàn.
6.Làm việc trên cao phải có tiêu thị cảnh báo, không cho nhân viên khác đi vào nơi này.
7.Nơi làm việc có vật thể rơi bay phải có thiết bị tránh bị vật thể rơi bay này đồng thời phải đội mũ an toàn..
8.Nhân viên làm việc trên độ cao 3 m bỏ vật thể xuống, cần lắp đặt máng thích hợp, có thiết bị phù hợp và nghe theo chỉ đạo của nhân viên giám sát.
9.Làm việc ở độ cao trên 2m, nếu cần xuống, phải có đai an toàn, mũ bảo hộ và các thiết bị bảo hộ cần thiết khác..
Điều 43: Nội dung chú ý khi sử dụng chất hữu cơ và hóa chất đặc biệt
1.Chất hữu cơ có thể làm ảnh hưởng không tốt đến cơ thể con người.
2.Nhân viên thao tác phải biết rõ vị trí đặt thiết bị dập lửa và cách sử dụng ở nơi mình làm việc..
3.Nhân viên thao tác phải biết rõ nơi đặt hòm cứu thương và cách sử dụng ở nơi mình làm việc.
4.Nhân viên thao tác phải biết vị trí đặt thiết bị phun nước xả hóa chất để khi xảy ra sự cố có thể lập tức rửa sạch.
5.Chú ý khi làm việc trong môi trường chất hữu cơ:
(1)Không phải nhân viên thao tác không được vào khu vực làm việc này.
(2)Bình đựng chất hữu cơ phải có nắp đậy chặt hoặc đặt ở bên ngoài. Các phế liệu như Vải nhiễm chất hữu cơ phải được bỏ vào thùng riêng biệt có nắp đậy, không vứt bừa bãi.
(3)Trước khi sử dụng chất hữu cơ phải kiểm tra hệ thống thông gió có hoạt động tốt không.
(4)Tuân thủ trình tự thao tác tiêu chuẩn.
(5)Bình có chất hữu cơ cho dù có đang sử dụng hay không cũng luôn phải đậy nắp chặt.
(6)Khi làm việc phải đeo găng tay thích hợp, kính bảo hộ… tránh hóa chất này tiếp xúc trực tiếp lên da.
(7)Khi đang làm việc phải đứng xuôi chiều gió, tránh hít phải khí độc hữu cơ.
(8)Chỉ lấy lượng chất hữu cơ vừa đủ dùng trong ngày.
(9)Trước khi rời vị trí thao tác phải đảm bảo phần tay đã rửa sạch sẽ.
(10)Trong khi làm việc nếu thấy không khỏe phải lập tức dừng làm và thông báo cho chủ quản.
6.Xử lý khi trúng độc nguy hiểm tính mạng:
(1)Đưa nhân viên bị trúng độc tới nơi thông thoáng, đặt đầu người bị thương hơi thấp hơn , chú ý giữ ấm.
(2)Gọi nhân viên phụ trách hiện trường, nhân viên quản lý an toàn vệ sinh hoặc nhân viên phụ trách vệ sinh khác.
(3)Nếu người trúng độc bị ngất phải đặt đầu người bị thương sang 1 bên đồng thời lấy các dị vật trong miệng nạn nhân ra.
(4)Người bị trúng độc nếu đã ngừng thở phải lập tức thực hiện biện pháp hồi sức để tim đập lại.
7.chú ý khi sử dụng các hóa chất đặc biệt:
(1)Các hóa chất đặc biệt có khả năng kích ứng da rất cao, khi gặp sự cố phải đậy nắp các bình đựng hóa chất này tránh rò rỉ.
(2)Sử dụng thiết bị bảo hộ như mặt nạ chống độc, găng tay….
(3)Dùng nước xả sạch nếu bị dính lên da.
(4)Đựng hóa chất trong bình nhựa.
Điều 44: Quy tắc làm việc ở môi trường bụi
1.ở nơi làm việc nhân viên làm việc, giám sát nghiệp vụ phải do chủ quản bộ phận chỉ định.
2.Khi làm việc chú ý cách thao tác tránh làm bụi bay không đúng quy trình thao tác.
3.Thiết bị thoát khí không được dừng vận hành trong suốt quá trình làm việc trong môi trường bụi.
4.Mùn bụi nguyên vật liệu thừa phải được tích ở nơi quy định, tránh để bay bụi.
5.Phải quét dọn và giữ sạch sẽ nơi làm việc.
6.Nơi làm việc có gió, chú ý tránh hít phải bụi.
7.Khi làm việc phải trang bị dụng cụ phụ trợ hô hấp, phòng tránh bệnh phổi.
8.Hệ thống hô hấp mà không phù hợp phải lập tức có biện pháp cấp cứu khác.
9.Không hút thuốc, ăn đồ ăn ở nơi làm việc.
10.Nhân viên làm việc phải có thói quen rửa tay, sau khi làm việc xong cũng phải rửa tay.
11.Định kỳ kiểm tra hoạt động của thiết bị thông gió, tình hình thao tác của nhân viên, hiệu suất lưu thông không khí…nhằm giảm rò rỉ phát tán bụi.
12.Lắp đặt hệ thống thoát khí cục bộ toàn khu vực làm việc, tuân theo quy định tự giác kiểm tra định kỳ và có ghi chép lại.
13.Sáu tháng 1 lần phải kiểm tra nồng độ bụi ở nơi làm việc và ghi chép lại.
Điều 45: Quy tắc làm việc an toàn ở môi trường tiếng ồn
1.Sử dụng thiết bị chống ồn như bịt tai, thiết bị chống ồn.
2.Các thiết bị chống ồn phải còn sử dụng được.
3.Hàng ngày phải rửa sạch và giữ sạch thiết bị đeo tai chống ồn. nếu có hư hỏng, biến dạng, bị cứng hoặc làm mất phải thay cái mới.
4.ốc cố định trên máy móc thiết bị phải kiểm tra định kỳ, nếu bị lỏng phải vặn chặt lại.
5.Thiết bị cách âm chống rung động của máy móc không được tự ý tháo dỡ ra.
6.Nói chuyện, ăn uống có thể khiến các thiết bị dụng cụ bảo vệ tai bị lỏng ra. Khi đó phải lập tức chú ý và điều chỉnh lại cho vừa tai.
Chương 5: HUẤN LUYỆN GIÁO DỤC
Điều 46: Nhân viên thuộc công ty có nghĩa vụ tuân thủ huấn luyện về phòng tránh tai nạn và giáo dục về an toàn vệ sinh lao động
Điều 47: Toàn thể công nhân viên phải được huấn luyện giáo dục an toàn vệ sinh lao động ít nhất trong thời gian 3 tiếng .
Điều 48: Dựa theo quy định an toàn vệ sinh lao động có thể chia ra thành các cấp độ nhân viên dưới đây để tiến hành học việc và bồi dưỡng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động đúng chuyên môn để phòng tránh tai nạn nghề nghiệp:
1.Nhân viên an toàn vệ sinh lao động
2.Nhân viên thao tác máy móc thiết bị nguy hiểm
3.Nhân viên thao tác đặc biệt
4.Nhân viên thao tác thường
5.Nhân viên khác nhận lệnh chỉ đạo từ cơ quan chủ quản trung ương
Điều 49: Dựa theo quy định về huấn luyện giáo dục an toàn vệ sinh lao động, hàng năm phải tổ chức huấn luyện giáo dục an toàn vệ sinh lao động và phòng tránh tai nạn.
1.hạng mục giáo dục:
(1)đại cương quy định an toàn vệ sinh lao động.
(2)quy tắc làm việc an toàn vệ sinh và khái niệm an toàn vệ sinh lao động.
(3)kiểm tra tự động trước-trong-sau khi thao tác.
(4)trình tự thao tác đạt chuẩn.
(5)biện pháp ứng biến khẩn cấp khi xảy ra sự cố.
(6)diễn tập PCCC và cấp cứu thông thường.
(7)kiên thức an toàn vệ sinh có liên quan khác.
2.thời gian giáo dục huấn luyện:
(1)Nhân viên mới hay nhân viên điều động công việc mới cần ít nhất 3 tiếng giảng dạy.
(2)Thao tác máy móc sản xuất chế tạo, thao tác khu vực thiếu khí cần 3 tiếng giảng dạy.
(3)Nhân viên làm việc trong môi trường hóa chất độc hại nguy hiểm hay xử lý chế tạo cần giảng dạy bài bản bổ sung trong 3 tiếng. chủ quản, nhân viên mới hoặc điều động công việc mới phải tham gia lớp giảng dạy trong vòng 6 tiếng.
a.Quản lý và chấp hành an toàn vệ sinh lao động.
b.Kiểm tra tự động.
c.Biện pháp cải thiện.
d.Tiêu chuẩn thao tác an toàn.
Điều 50: Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho chuyên viên chỉ định và thời lượng yêu cầu:
1.Nhân viên thao tác máy và hóa chất đặc thù ngoài việc tham gia bồi dưỡng giáo dục an toàn vệ sinh lao động thông thường còn phải được giảng dạy , giáo dục huấn luyện an toàn vệ sinh lao động chuyên môn trong 3 tiếng nữa.
2.Đơn vị chuyên ngành phải chế định bài giảng riêng, quy tắc, chính sách, kế hoạch thực tế để giảng dạy huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. sau đó trình lên bộ phận an toàn kiểm tra và cho thi hành.
3.Nhân viên thao tác máy móc thiết bị nguy hiểm như xe nâng cố định, xe nâng động cơ phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thông qua kiểm tra kĩ thuật đạt tiêu chuẩn mới được làm việc liên quan đến máy móc này.
4.Nhân viên làm việc môi trường hóa chất độc hại hoặc nhân viên nghiệp vụ đặc biệt khác phải được sự huấn luyện bồi dưỡng và được xác nhận đạt tiêu chuẩn của được cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 51: Các công việc khác, đòi hỏi phải có chứng nhận theo quy định luật liên quan mới được cho làm việc, thì phải cho nhân viên tham gia lớp huấn luyện do cơ quan hữu quan tổ chức ( bao gồm các công việc làm việc trong môi trường chất hữu cơ, hóa chất đặc thù, bụi..)
Chương 6: Hướng dẫn bảo đảm sức khỏe và biện pháp quản lý
Điều 52: Nhân viên mới đến phải thực hiện kiểm tra sức khỏe và kiểm tra sức khỏe đặc biệt. Đối với nhân viên đang làm việc để bảo đảm sức khỏe cho nhân viên, dựa theo quy định công ty được kiểm tra sức khỏe định kỳ và kiểm tra sức khỏe đặc biệt định kỳ .
Điều 53: Điều kiện kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên công ty:
1.Từ 65 tuổi trở lên, mỗi năm khám sưc khỏe 1 lần.
2.Từ 40-65 3 năm kiểm tra sức khỏe 1 lần.
3.Người dưới 40 tuổi 5 năm kiểm tra định kỳ 1 lần.
4.Kết quả khám sức khỏe sẽ được ghi lại trong biểu mẫu và lưu giữ 10 năm.
Điều 54: Nhân viên vi phạm quy định của bản quy tắc này, sẽ dựa theo tình tiết sự việc để báo lên cơ quan chủ quản. dựa theo quy định trong điều 46 luật an toàn vệ sinh nghề nghiệp, xử phạt có thể lên đến 3000 đài tệ.
Điều 55: Việc bảo vệ sức khỏe nhân viên được chế định và tuân thủ dựa trên quy định bảo vệ sức khỏe người lao động của bộ lao động.
Chương 7: CỨU HỘ CỨU NẠN
Điều 56: Quy định về biện pháp cấp cứu:
1.nguyên tắc cấp cứu
(1)Nhân viên y tế(đã được tham gia huấn luyện bồi dưỡng) lập tức có biện pháp cấp cứu tại chỗ trước khi chuyển đi bệnh viện.
(2)Dù chưa xác định rõ nguyên nhân bị thương nhưng cũng phải đưa người bị thương đến nơi thông thoáng tránh hôn mê.
(3)Nếu người bị thương có biểu hiện mặt đỏ thì phải nâng phần đầu lên cao. Nếu nôn chớ phải đặt đầu hơi thấp để tránh khó thở.
(4)Nếu cần có thể dùng chăn bông, quần áo… để giữ ấm cơ thể người bị thương.
(5)Gọi xe cấp cứu ngay lập tức hoặc dùng cáng cứu thương để chuyển người bệnh đến bệnh viện.
(6)Người cứu hộ cứu nạn phải có trách nhiệm giúp người bị thương giữ bình tĩnh và thoải mái trước khi bác sỹ đến, để người bị thương không suy nghĩ tồi tệ gây nguy hiểm tính mạng.
(7)Người cấp cứu tại chỗ phải phối hợp, giúp đỡ người bị thương hiểu rõ nguyên nhân sự việc, giúp bác sỹ nắm được tình hình và đưa ra cách chữa trị, cấp cứu kịp thời.
(8)nhân viên cứu hộ cứu nạn cần biết:
a.Không sơ suất.
b.Khích lệ người bị thương yên tâm.
c.Chăm sóc người bị thương, có biện pháp cấp cứu ngay lập tức hoặc tạm thời cho đến khi nhân viên y tế đến hoặc đến khi đến bệnh viện cấp cứu mới thôi. Không bỏ mặc người bị thương mà không có biện pháp ứng cứu tức thì hoặc tạm thời..
2.cấp cứu khi bị xuất huyết ngoài vết thương:
(1)Các kiểu xuất huyết ngoài vết thương bao gồm: vết thương đứt gãy, xây xát…phải có biện pháp để ngăn vết thương chảy máu hoặc nhiễm trùng trước khi đưa đi viện.
(2)Cấp cứu khi bị thương ngoài da là dùng vải gạc tiệt trùng đắp lên vết thương. Nhân viên cấp cứu phải tuân thủ nguyên tắc về tiệt trùng, không tiếp xúc trực tiếp vào vết thương bệnh nhân, việc rửa vết thương phải do nhân viên y tá đảm nhiệm.
(3)Muốn vết thương ngưng chảy máu trước tiên phải kiểm tra màu sắc máu. Nếu máu đỏ tươi tức là xuất huyết máu động mạch, cần lấy vải buộc chặt đoạn giữa tim đến vết thương. Nếu máu đỏ đậm là xuất huyết tĩnh mạch, phải dùng vải bó chặt quanh vết thương.
3.cấp cứu khi bị điện giật:
(1)Trước khi đưa người bị điện giật ra khỏi nguồn điện, người cứu thương không được chạm vào người bị điện giật, nhanh chóng dùng gậy trúc gỗ, dây thừng hoặc quần áo khô để kéo người bị thương ra khỏi nguồn điện.
(2)Nếu người bị điện giật đã ngừng thở phải lập tức tiến hành hô hấp nhân tạo, xoa bóp phần lồng ngực bên ngoài tim, đến khi có nhân viên y tế đến cấp cứu.
(3)Giữ ấm cho người bị thương.
(4)Nhanh chóng đưa đến bệnh viện.
4.cấp cứu khi bị gãy xương:
(1)Trước khi xử lý phải xử lý tình trạng xuất huyết, xử lý nếu bị ngất.
(2)Cố định phần bị thương (giữ 2 bên xương và phần nẹp cố định).
(3)Nâng cao phần bị thương, để giảm đau sưng tấy.
(4)Nếu gãy nứt xương và có vết thương ngoài phải dùng khăn, vải, bông đã tiệt trùng đặt vào vết thương.
(5)Ngoại trừ trường hợp nguy hiểm phải đưa đi cấp cứu gấp còn không phải luôn cố định vết thương trước mới được chuyển người bị thương đi.
5.Cấp cứu người bị nạn đã ngừng thở:
(1)Hơi ngửa đầu người bị nạn ra sau, để giữ thẳng đường hô hấp.
(2)Xem người bị thương còn thở hay ngừng thở.
(3)Nếu không có phản ứng phải gọi cấp cứu, gọi 119 ( di động cũng gọi 119,110).
(4)Sau khi thông đường thở, thực hiện hô hấp nhân tạo, mỗi phút 12 lần.
6.cấp cứu khi tim ngừng đập:
(1)Dùng ngón tay trỏ hoặc ngón giữa đặt vào cổ chỗ động mạch người bị thương xem mạch này còn hay không.
(2)Đặt người bị thương nằm trên bề mặt cứng phẳng hoặc mặt bàn dài, nhanh chóng thực hiện xoa bóp ngoài lồng ngực phía bên tim..
(3)Kêu người gọi 119 đồng thời lấy AED. Hoặc tự mình phải gọi 119 và lấy AED. Dựa theo chỉ thị ngôn ngữ AED để làm xung điện và xoa bóp lồng ngực.
7.Cấp cứu khi bị bỏng:
(1)Nhanh chóng gạt nguồn gây nóng ra khỏi người.
(2)Xả nước lanh từ 15-30 phút.
(3)Nếu da bị sưng bọng nước phải dùng bông tiệt trùng băng lên vết thương. Không dùng vật cứng nhọn để làm vỡ bọng nước.
(4)Nhanh chóng đưa tới bệnh viện. nếu vùng bị thương không quá lớn có thể tự băng bó.
8.cấp cứu khi bị bỏng lửa:
(1)Gạt bỏ nguồn gây nóng.
(2)Đặt người bị thương theo tư thế ngồi vuông góc để giữ thông đường thở.
(3)Nhanh chóng đưa đi cấp cứu.
9.cấp cứu khi đột qụy nhiệt:
(1)Đưa người bị thương tới phòng thoáng mát, cởi bỏ quần áo, đặt người bệnh nằm nghỉ thoải mái.
(2)Dùng bông hoặc vải trơn có thấm cồn hoặc nước ấm lau người. để nhiệt độ giảm xuống dưới 38 độ, mạch duy trì đập trên 100 lần 1 phút.
(3)Khi đã tỉnh, có thể cho người bị thương uống thêm nước muối, không cho người bị thương uống các loại uống có cồn.
10.cấp cứu do ngạt thở hóa chất
(1)Chỉ cứu người khi có đầy đủ trang thiết bị bảo hộ phù hợp, biết cách sử dụng ống thở và dây cứu sinh, mới được vào cấp cứu người bệnh, để tránh trường hợp cả người cấp cứu cũng bị trúng độc.
a.Đưa người bị thương tới nơi thoáng khí.
b.Nếu người bị thương không thở nữa phải thực hiện hô hấp nhân tạo.
c.Gọi bác sĩ đến hiện trường hoặc đưa tới bênh viện cấp cứu.
d.Giữ ấm cơ thể người bệnh và di chuyển nhẹ nhàng người bệnh.
e.Không cho người bị thương uống bất cứ loại thức uống có cồn nào.
(2)cấp cứu khi bị hóa chất hay dị vật bắn vào mắt:
a.Mở mắt dùng nước sạch xối vào mắt (nếu dùng áp tròng phải bỏ ra trước khi xả nước).
b.Rửa sạch bằng nước ít nhất 15 phút. Sau đó nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viện(không dùng thuốc mỡ mắt hay bất cứ thuốc nào, chỉ dùng nước sạch để rửa mắt sơ cứu).
(3)cấp cứu bị bỏng hóa chất
a.Dùng lượng nước lớn để rửa sạch, càng rửa sạch sớm càng giảm nhẹ độ độc hại của vết thương.
b.Vừa cởi quần áo vừa xả sạch nước. sau đó lại dùng thật nhiều nước để xả sạch.
c.Dùng chất che phủ sạch nhất với lượng đủ dùng để bôi lên vết bỏng.
d.Nếu phần bị thương lớn đặt người bị thương nằm xuống, phần đầu và ngực thấp hơn bộ phận khác. Nếu có thể nên để 2 chân người bệnh cao hơn..
e.Nếu người bênh tỉnh táo và có thể ăn uống, có thể cho người bênh uống gì đó ngoài thức uống có cồn.
f.Chỉ có thể sơ cứu phần da bỏng đỏ của người bị nạn, còn các tai nạn bỏng khác phải do bác sỹ điều trị.
Điều 57: Việc ứng biến khi xảy ra sự cố khẩn cấp, phải tuân thủ theo chế định của công ty trong bản “bản chế định biện pháp phòng cháy chữa cháy” để xử lý.
Chương 8: SỬ DỤNG, GIỮ GÌN, BẢO QUẢN THIẾT BỊ BẢO HỘ
Điều 58: Đối với các thiết bị bảo hộ được cung cấp, Các cấp lãnh đạo phải giám sát, đốc thúc nhân viên cấp dưới chú ý:
1.Giữ sạch sẽ, khử độc.
2.Thường xuyên kiểm tra, bảo quản, đảm bảo chức năng hoạt động của thiết bị.
3.Số lượng không đủ hoặc có hư hỏng phải lập tức thông báo để bổ sung.
4.Dụng cụ phòng hộ phải đặt đúng nơi quy định, không tự ý di chuyển.
5.Nhân viên bị mắc bệnh truyền nhiễm phải sử dụng dụng cụ bảo hộ chuyên riêng biệt.
Điều 59: Nhân viên thao tác phải xác nhận và sử dụng dụng cụ thiết bị phòng hộ đạt chuẩn an toàn do công ty cung cấp, không tự ý chế ra dụng cụ để sử dụng.
Điều 60: Thao tác điện hoặc gần nơi có điện áp cao hoặc điện trường, nhân viên thao tác phải sử dụng thiết bị dụng cụ bảo hộ có cách điện.
Chương 9: THÔNG BÁO SỰ CỐ
Điều 61: Khi xảy ra sự cố, phải dựa theo quy trình ứng cứu phòng cháy chữa cháy để cứu hộ, ngoài ra phải lập tức thông báo cho chủ sử dụng, người phụ trách hiện trường làm iệc, bộ phận an toàn và nhân viên liên quan.
Điều 62: Phát hiện nơi làm việc xảy ra hỏa hoạn, phải lập tức áp dụng biện pháp ứng cứu, cấp cứu khẩn cấp, tránh hỏa hoạn lan rộng.
Điều 63: Khi phát sinh hỏa hoạn ở xưởng làm việc, nếu có tình trạng như sau chủ sử dụng phải thông báo cho cơ quan thanh tra lao động trong vòng 6 tiếng đồng hồ:
1.Gây thương vong chết người.
2.Có từ 3 người gặp nạn trở lên.
3.Có từ 1 người gặp nạn trở lên phải nhập viện.
4.Hỏa hoạn khác có trong thông báo chỉ định của chủ quản cao nhất.
Điều 64: Khi xảy ra sự cố, các cấp chủ quản, tổ trưởng, nhân viên giám sát, nhân viên an toàn và đại diện lao động phải lập tức tiến hành điều tra, phân tích, thống kê nguyên nhân phát sinh sự cố.đồng thời đưa ra biện pháp đối ứng, sau đó sẽ làm báo cáo gửi lên chủ quản thẩm định.
Điều 65: Nếu phát sinh sự cố nghiêm trọng, phải cấp cứu, cứu hộ, ngoài ra thông báo cho cơ quan thanh tra lao động nhà nước.Nếu chưa được sự cho phép của cơ quan này không tự ý di chuyển hoặc làm hư hại hiện trường sự cố tai nạn.
Điều 66: Biện pháp cứu hộ cấp cứu khẩn cấp sẽ dựa theo quy định trong “bản kế hoạch phòng cháy chữa cháy” do công ty soạn để xử Lý.
Chương 10: CÁC VẤN ĐỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG KHÁC
Điều 67: Với cá nhân có ý kiến hoặc cống hiến tốt về ATVSLĐ sẽ được khen thưởng xứng đáng.
Điều 68: Nếu phát hiện nhân viên có hành vi làm hư hỏng hoặc tháo dỡ thiết bị an toàn sẽ dựa theo tình trạng để có hình thức xử lý thích đáng.
Điều 69: Xảy ra sự cố ngoài ý muốn, nếu phát hiện giấu giếm không khai báo, sau khi điều tra sự thật sẽ xử lý theo quy định.
Điều 70: Nhân viên có thái độ sắp xếp giữ gìn môi trường làm việc sạch sẽ, bảo dưỡng máy móc tốt.
Điều 71: Người vi phạm quy định VSATLĐ dựa theo tình hình sự việc có biện pháp xử lý và sẽ dùng làm căn cứ tính khen thưởng cuối năm.
Chương 11: PHỤ LỤC
Điều 72: Bản quy định này do đại diện liên đoàn lao động lập ra, sau đó sẽ do Trung tâm an toàn vệ sinh lao động khu Nam trực thuộc bộ lao động thẩm duyệt và ra quyết định cho thi hành. Nếu có điều khoản cần sửa đổi, chế định mới cũng phải làm theo quy trình như trên mới phát hành.
Đại diện lao động chế định bản quy định này: